Suy nhược cơ thể


Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể còn gọi là Hội chứng mệt mỏi mãn tính, là bệnh lý đặc trưng bởi trạng thái mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân cụ thể và không cải thiện khi nghỉ ngơi khiến người bệnh thậm chí không thể thực hiện các hoạt động hằng ngày như bình thường. Nếu không điều trị sớm, tình trạng mệt mỏi sẽ ngày một trầm trọng hơn, làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tinh thần.

Suy nhược cơ thể có biểu hiện gì? 

Triệu chứng của suy nhược cơ thể có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, đôi khi xảy ra theo chu kỳ, thay đổi giữa các thời điểm trong ngày. Nhưng điển hình nhất vẫn là mệt mỏi triền miên ngay cả khi không làm gì nặng, cảm giác cơ thể cạn kiệt sức lực, không còn chút năng lượng hay tinh thần để thực hiện bất cứ việc gì. 

Nhất là sau khi hoạt động gắng sức hoặc căng thẳng tinh thần thì mệt mỏi càng tăng lên, điều này khác với mệt mỏi đơn thuần chỉ xuất hiện một lúc rồi hết khi được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, người bệnh suy nhược cơ thể có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Đau đầu, đau họng, đau mỏi cơ toàn thân
  • Đau nhức xương khớp mà không có dấu hiệu của viêm, sưng, đỏ
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ mạn tính, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay bị tỉnh giấc
  • Khó tập trung, hay quên, suy giảm trí nhớ.
  • Nổi hạch ở bẹn, nách, cổ
  • Cảm thấy khó chịu kéo dài > 24 tiếng sau khi làm gì gắng sức

Ngoài ra, một số người còn cảm thấy buồn bực, chản nản, lo lắng, căng thẳng, không có hứng thú với bất cứ điều gì; chán ăn, ăn không ngon; sụt cân, gầy yếu; da, niêm mạc khô, nhợt nhạt, xanh xao.

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể 

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng khoa học đã chứng minh có nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài đó là: 

– Căng thẳng tinh thần, áp lực tâm lý, lo âu quá mức trong thời gian dài, yếu tố này chiếm khoảng 50% số trường hợp mắc bệnh.

– Tuổi cao, trong đó thường gặp nhất từ 40 – 50 tuổi do sự suy giảm về khả năng chuyển hóa và chức năng các cơ quan của cơ thể.

– Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc không điều độ, gây thiếu hụt nguồn dưỡng chất và năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động.

– Giới tính cũng có ảnh hưởng, như phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt là suy nhược cơ thể sau sinh.

– Mắc các bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường, suy thận, bệnh lý gây suy giảm hệ miễn dịch hoặc bệnh lý làm mất cân bằng nội tiết trong cơ thể.

– Hóa trị, xạ trị điều trị ung thư hoặc tác dụng phụ của một số thuốc.

Chẩn đoán suy nhược cơ thể như thế nào?

Theo CDC Hoa Kỳ, người bệnh được chẩn đoán là bị suy nhược cơ thể nếu có đủ 3 tiêu chí sau: 

– Mệt mỏi kéo dài liên tục từ 6 tháng trở lên.

– Có ít nhất 4 trong số 8 triệu chứng suy nhược cơ thể từ 1 đến 8 được liệt kê ở trên. 

– Kết quả các xét nghiệm kiểm tra cho thấy không mắc bất kỳ bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe nào khác.

Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

Suy nhược cơ thể không phải bệnh cấp tính hoặc biểu hiện triệu chứng một cách rầm rộ nhưng lại âm thầm tàn phá sức khỏe. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng rất khó khắc phục và để lại hậu quả nặng nề cả về sức khỏe lẫn tinh thần như:

– Sức khỏe giảm sút mà không hồi phục lại được, ảnh hưởng rõ rệt tới các hoạt động hằng ngày, kể cả sinh hoạt cá nhân, ăn ngủ và công việc.

– Rối loạn lo âu, trầm cảm, dễ bị kích động tâm lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ xã hội.

– Suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, giảm sự tập trung, hứng thú khiến hiệu suất công việc, học tập thấp kém.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Giải pháp phòng ngừa và điều trị suy nhược cơ thể tối ưu  

Mục tiêu quan trọng nhất trong việc điều trị suy nhược cơ thể là cố gắng giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và giúp người bệnh hồi phục lại sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Các phương pháp được áp dụng hiện nay bao gồm:

Điều trị suy nhược cơ thể bằng thuốc

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho suy nhược cơ thể. Một số thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, vitamin, khoáng chất… có thể được dùng nhằm giảm bớt triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, mất ngủ… khi người bệnh không thể chịu được. Nhưng đây chỉ là cách khắc phục tạm thời, không nên lạm dụng quá mức các thuốc này vì dễ gặp tác dụng phụ.

Điều chỉnh lối sống khoa học

Thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là chìa khóa trong phòng ngừa và điều trị suy nhược cơ thể. Người bệnh nên:

– Ăn uống đa dạng, bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu gồm protein, chất béo, carbonhydrat, vitamin và khoáng chất, đặc biệt chú trọng thực phẩm bổ máu như thịt bò, gan động vật, thịt gia cầm, cá, hải sản, trứng, sữa, đậu nành, trái cây, các loại rau có lá màu xanh đậm (cải xoăn, rau bina, súp lơ xanh…)

– Chế biến thức ăn dưới dạng mềm, lỏng, chia nhỏ số bữa ăn nhằm tăng cảm giác thèm ăn và dễ hấp thu hơn.

– Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày để tăng các phản ứng chuyển hóa và trao đổi trong cơ thể.

– Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay các chất kích thích khác và hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều lần, đồ ngọt, tránh ăn mặn. 

– Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày, một số bài tập phù hợp với người suy nhược cơ thể như đi bộ, yoga, đạp xe, hít sâu thở chậm, ngồi thiền…

– Cân đối lại khung thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc trung bình 7 – 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya hoặc làm việc quá gắng sức, lo âu, mệt mỏi.

Chủ động duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh ngay từ bây giờ là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa suy nhược cơ thể và bảo vệ sức khỏe của chính mình, cũng như những người thân yêu.

---

Khi nghi ngờ bản thân hoặc người thân có dấu hiệu của bệnh suy nhược cơ thể, hãy liên hệ ngay đến số hotline của Bác sĩ Gia đình Tâm Đức: 0974.818.115 - 0904.379.115 để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Sức khỏe của bạn là ưu tiên của chúng tôi! Bác sĩ Gia đình Tâm Đức hân hạnh được phục vụ sức khỏe Quý Bệnh nhân.

 

 

 

 

 

Nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân và cách nhận biết để điều trị hiệu quả

Có nên khám và điều trị bệnh lao phổi tại nhà không?

Có nên khám và điều trị bệnh lao phổi tại nhà không?

Bệnh lao phổi trước đây được xem là bệnh nan y khó chữa gây ra nỗi khiếp sợ cho nhân loại. Nhưng cho đến nay giới y học đã tìm được cách đều trị bệnh hiệu quả mà không cần đến bệnh viện. Vậy khi điều trị bệnh lao phổi tại nhà cần lưu ý những điểm gì?

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và bệnh lý nặng tại nhà

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và bệnh lý nặng tại nhà

Dịch vụ chăm sóc người già tại nhà  Hiện nay, nhu cầu chăm sóc người già tại nhà là rất lớn. Nguyên nhân do kinh tế ngày càng phát triển con cái phải đi làm bận rộn hàng ngày không có thời gian chăm sóc cho bố mẹ, ông bà. Lúc này giải pháp tốt nhất đó là sử dụng dịch vụ chăm sóc người già tại nhà của Tâm Đức. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng chăm sóc tốt nhất cho những người thân yêu trong gia đình.

Dịch vụ Bác sĩ khám Nhi tại nhà HCM

Dịch vụ Bác sĩ khám Nhi tại nhà HCM

Hệ miễn dịch của trẻ em còn non yếu nên rất dễ dàng bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Do đó, trẻ em hay bị mắc một số các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và ngoài da. Những bệnh này thường không quá nguy hiểm nhưng cần được bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán chính xác đưa ra phương án điều trị thích hợp. Hiện nay, thay vì phải đến bệnh viện đông đúc chật trội các bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ bác sĩ khám nhi tại nhà của Tâm Đức cực kỳ tiện lợi.

0904379115
zalo
0974818115